Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

1. Nhà thờ Giáo xứ Hưng Nghĩa thuộc xã Hải Hưng, huyện Hải Hậu Nhà thờ cũ của giáo xứ được xây dựng năm 1927, nhưng do thời tiết mưa bão hàng năm nên nhà thờ đã bị xuống cấp không còn đảm bảo an toàn để sử dụng. Nhà thờ mới đã được dựng lên từ năm 2000 và hoàn thành năm 2007. Hiện nay giáo xứ có khoảng 4000 giáo dân.

2. Nhà thờ họ Thánh Danh, xã Xuân Trung, Xuân Trường. Không chỉ có những nhà thờ lớn của giáo phận, người dân Nam Định còn xây dựng nhiều nhà thờ nhỏ của mỗi Giáo họ.

3. Nhà thờ Thủy Nhai thuộc giáo phận Bùi Chu.

4. Nhà thờ Lục Thuỷ, xã Xuân Hồng huyện Xuân Trường. Hiện giáo sứ có hơn 1.600 giáo dân.

5. Đền thánh Kiên Lao nằm tại xã Xuân Tiến, huyện Xuân Trường, thuộc giáo phận Bùi Chu. Đền thánh Kiên Lao có chiều dài 75m, rộng 26m với tháp chuông cao 46m.

6. Nhà thờ Khoái Đồng nằm tại đường Lê Hồng Phong, thành phố Nam Định. Đây là một trong hai nhà thờ thánh Nicolas tại Việt Nam.

7. Nhà thờ Vinh Phú thuộc thôn Phú Vinh, Nghĩa Thắng, Nghĩa Hưng.

8. Nhà thờ đổ nằm tại xã Hải Lý, huyện Hải Hậu, thuộc giáo phận Xương Điền. Nhà thờ là công trình hoang tàn, chỉ còn lại khung xương bên ngoài và một số bức tường gạch đã cũ nát. Nhưng vẻ điêu tàn của nó lại chính là một nơi thu hút khách du lịch tới bãi biển Hải Lý.

9. Nhà thờ Trang Hậu

10. Thánh đường Quần Liêu, xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng, thuộc giáo phận Bùi Chu. Vật liệu chủ yếu được dùng trong thánh đường là gỗ lim. Tổng diện tính thánh đường rộng gần 1.000m2. Thánh đường được xây dựng từ 1880 - 1884.

Chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty Du lịch Đặc Trưng Việt
Điện thọai: (+84) 974 861 652
Yahoo: vietnamtypicaltours | Skype: vietnamtypicaltours
Email: vietnamtypicaltour@gmail.com

Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

Ngày 8/6, UBND TP Đà Nẵng phối hợp với Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam vinh danh cây đa Sơn Trà là cây di sản Việt Nam.
Cây đa Sơn Trà cao 22 m, chu vi thân chính và cụm thân phụ lên đến 85 m, khoảng 800 tuổi đã được vinh danh là Cây di sản Việt Nam.Cây đa có tên khoa học là Ficus bengalensis, ở tiểu khu 63, tuyến đường du lịch Bãi Bắc, Ghềnh Đá, Mũi Nghê thuộc (quận Sơn Trà). Đây là một trong những cây đa cổ thụ bậc nhất Việt Nam.
Với vóc dáng cổ thụ, cây đa Sơn Trà là một trong những loại thức ăn quan trọng của nhiều loài động vật, đặc biệt là loài vọoc chà vá chân nâu quý hiếm – một loài linh trưởng đặc hữu của địa hình Đông Dương ở bán đảo này.
Không chỉ có giá trị sinh học, cây đa Sơn Trà còn mang ý nghĩa lịch sử khi cùng với nhân dân trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Trở thành cây di sản Việt Nam, cây đa góp phần vào việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản và phát triển du lịch Đà Nẵng.
 
Chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty Du lịch Đặc Trưng Việt
Điện thọai: (+84) 974 861 652(+84) 974 861 652
Yahoo: vietnamtypicaltours | Skype: vietnamtypicaltours
Email: vietnamtypicaltour@gmail.com

Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

Biển Đồng Châu thuộc huyện Tiền Hải, cách thành phố Thái Bình 35km theo tỉnh lộ đi Kiến Xương - Tiền Hải. Đến với khu du lịch biển Đồng Châu, du khách sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành của biển, của bãi tắm luôn lộng gió.
Khu du lịch bao gồm bờ biển thuộc xã Đông Minh; Cửa Lân; hai đảo biển Cồn Thủ và Cồn Vành. Diện tích toàn khu du lịch rộng hàng chục km2, trung tâm của khu du lịch là bãi biển Đồng Châu dài 5km, nơi đây đã hình thành hệ thống các khách sạn, nhà nghỉ cao tầng phục vụ du khách đến với Đồng Châu tắm biển, nghỉ dưỡng. Điều thú vị là từ bãi tắm Đồng Châu, du khách có thể đi tàu, xuồng gắn máy ra thăm và tắm biển ở Cồn Thủ, Cồn Vành. Cách đất liền 7km, Cồn Thủ và Cồn Vành nổi lên như hai ngọn sóng xanh giữa biển khơi.


Ngày 1: Hà Nội – Biển Đồng Châu (ăn trưa, tối)

 
06h30: Xe và HDV Công Ty Du Lịch Đặc Trưng Việt đón Quý khách tại điểm hẹn khởi hành đi Thái Bình, quý khách nghỉ ngơi, tự do ăn sáng tại Tx Phủ Lý - điểm dừng chân cho khách du lịch thưởng thức bánh cuốn chả …
11h00: Đến Biển Đồng Châu, nhận phòng Khách sạn, nghỉ ngơi danh quành hàng dừa, hàng dương xanh bát ngát hoặc tắm biển tại bãi biển Đồng Châu, bãi biển với vẻ đẹp hoang sơ.
12h00: Ăn trưa, nghỉ ngơi tại khách sạn
Chiều: Quý khách tự do đi tàu, xuồng gắn máy ra thăm và tắm biển ở Cồn Thủ và Cồn Vành, hai cồn cát rộng với rừng thông và phi lao xanh ngát.

Ngày 2: Thái Bình – Hà Nội (ăn sáng, trưa)

 
Quý khách dậy sớm ngắm mình minh lên, phóng tầm mắt ngắm nhìn TX Thái Bình trong sương sớm…Ăn sáng, hướng dẫn viên đưa quý khách tham quan mua sắm hải sản.
11h30: Ăn trưa trả phòng khách sạn, xe đưa Quý khách đi tham quan làng vườn Bách Thuận, một trong những làng cổ tiêu biểu cho vùng quê ở đồng bằng bắc bộ, nơi có hàng trăm các loại cây xanh, tham quan chùa Từ Vân, chùa Bách Tính,
Chiều: Xe khởi hành đưa quý khách trở về Hà Nội, nghỉ ngơi tại TX Phủ Lý. Về đến Hà Nội, kết thúc chương trình, chia tay và hẹn gặp lại Quý khách khách.

Chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty Du lịch Đặc Trưng Việt
Điện thọai: (+84) 974 861 652(+84) 974 861 652
Yahoo: vietnamtypicaltours | Skype: vietnamtypicaltours
Email: vietnamtypicaltour@gmail.com

Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2014

Bãi biển Thiên Cầm như hình cánh cung hay giống cây đàn cầm, có tới 3 bãi tắm, bãi chính dài 3 km đẹp, bãi khác dài khoảng 10 km, bãi cát trắng thoai thoải phẳng ít lồi lõm, nước biển xanh trong vắt màu ngọc bích, có thể nhìn xuống tận đáy, bờ biển thoai thoải, có thể tắm ở xa bờ hơn 100 m, nước biển có độ mặn rất cao. 

Đêm ngày 01 : Hà Nội - Hà Tĩnh - Biển Thiên Cầm

21h00: Xe và Hướng dẫn viên của Công Ty Du Lịch Đặc Trưng Việt đón Quý khách tại điểm hẹn khởi hành đi du lịch biển Thiên Cầm - Hà Tĩnh. Quý khách ngủ đêm trên xe.

Ngày 01 : Hà Tĩnh - Biển Thiên Cầm (Ăn sáng, trưa, tối)

 
06h30: Đến khu du lịch biển Thiên Cầm, quý khách dừng chân ăn sáng tại nhà hàng.
7h30: Quý khách bắt đầu đi tham quan chùa Yên Lạc nơi có bộ tranh “Thập điện Diêm Vương’’ nổi tiếng.
11h00: Quý khách quay trở lại biển Thiên Cầm ăn trưa và đoàn nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi
14h00: Du khách tự do tắm biển, thưởng thức nước dừa tươi dưới các rặng phi lao xanh biếc và ngắm hoàng hôn trên biển.
18h00: Du khách ăn tối tại nhà hàng
19h30: Sau bữa tối, Quý khách tự do dạo chơi khám phá biển Thiên về đêm, ngắm cảnh câu mực đêm của ngư dân miền biển. Nghỉ đêm tại khách sạn.


Ngày 02 : Khám phá Biển Thiên Cầm (Ăn sáng, trưa, tối)

6h00: Quý khách nên dậy sớm hít thở không khí trong lành, ngắm cảnh biển Thiên Cầm lúc bình minh
7h30: Du khách dùng bữa sáng tại nhà hàng khách sạn. Nghỉ ngơi
8h30: Du khách tự do tắm và khám phá vẻ đẹp biển Thiên Cầm
11h30: Quay về khách sạn ăn trưa và nghỉ ngơi.
14h00: Hướng dẫn viên của Công Ty Du Lịch Đặc Trưng Việt sẽ cùng đoàn từ khách sạn ra tập chung tại khu vực bờ biển để tham gia chương trình TRÒ CHƠI BÃI BIỂN với các tiết mục vô cùng vui nhộn của hướng dẫn viên và điều hành của phía công ty Du Lịch Đặc Trưng Việt như: Anh hùng vượt biển, se chỉ luồn kim, kéo co, dập bóng, đá bóng bãi biển, nhảy bao bố, bóng chuyền nước...
18h30: Quý khách ăn tối tại nhà hàng
19h30: Sau bữa tối, Quý khách tự do dạo chơi khám phá biển Thiên Cầm về đêm, ngắm cảnh câu mực đêm của ngư dân miền biển. Nghỉ đêm tại khách sạn.


Ngày 03 :  Biển Thiên Cầm - Đền Ông Hoàng Mười - Hà Nội (Ăn sáng, trưa)

6h00: Quý khách nên dậy sớm hít thở không khí trong lành, ngắm cảnh biển Thiên Cầm lúc bình minh.
7h30: Du khách dùng bữa sáng tại nhà hàng khách sạn. Nghỉ ngơi
09h00: Trả phòng khách sạn, quý khách lên xe đoàn khởi hành đi lễ Đền Ông Hoàng Mười. Quý khách vào làm lễ dâng hương, cầu lộc, cầu tài...Vãn cảnh Đền Ông Hoàng Mười. Quý khách nghỉ chân và ăn trưa tại Tp. Vinh. Sau đó Quý khách lên đường về Hà Nội
18h00: Về đến Hà Nội. Kết thúc tour du lịch biển Thiên Cầm 3 Ngày. Chia tay quý khách và hẹn gặp lại Quý khách trong các chương trình du lịch lần sau.

Chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty Du lịch Đặc Trưng Việt
Điện thọai: (+84) 974 861 652
Yahoo: vietnamtypicaltours | Skype: vietnamtypicaltours
Email: vietnamtypicaltour@gmail.com
Bãi biển Hải Tiến là một trong những bãi biển đẹp mới được khai thác. Bờ biển dài, bằng phẳng với bãi cát trắng mịn trải dài và phong cảnh hùng vĩ nên thơ đã tạo nên nét đặc biệt và tinh khiết không biển nào có. Khu du lịch biển Hải Tiến còn được biết tới với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, thuần khiết. 

Ngày 01:  Hà Nội – Biển Hải Tiến (Ăn: T, C)

06h00: Xe đón Quý khách tại điểm hẹn khởi hành đi biển Hải Tiến Thanh Hóa. Trên đường đi đoàn dừng tại Phủ Lý ăn sáng (tự túc).
11h00: Xe đến biển Hải Tiến - một bãi biển hoang sơ tuyệt đẹp mới được đưa vào khai thác du lịch. Quý khách nghỉ ngơi, nhận phòng, ăn trưa.
Chiều: Quý khách tự do tắm biển Hải Tiến, tận hưởng những ngày nghỉ tuyệt vời tại biển Hải Tiến…
Tối: Ăn tối. Nghỉ đêm tại khách sạn.


Ngày 02: Biển Hải Tiến (Ăn: S, T, C)

 
Sáng: Quý khách ăn sáng tại khách sạn. Sau đó đoàn tự do tắm biển Hải Tiến. Ăn trưa.
Chiều: Đoàn tự do đi thăm quan các địa danh quanh vùng như: đền thờ Lê Trung Giang, chùa Hồi Long, nhà thờ Ave Maria và cảng cá Lạch Trường.
18h30: Quý khách ăn tối tại nhà hàng. Nghỉ đêm tại Hải Tiến.


Ngày 03: Hải Tiến – Hà Nội (Ăn: S, T)

 
07h00: Quý khách ăn sáng tại khách sạn, sau đó tự do tắm biển hoặc đi chợ mua đồ hải sản.
11h30: Đoàn trả phòng khách sạn, ăn trưa tại nhà hàng
13h00: Xe đưa đoàn trở về Hà Nội. Đến Hà Nội, chia tay, kết thúc chương trình.

Chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty Du lịch Đặc Trưng Việt
Điện thọai: (+84) 974 861 652
Yahoo: vietnamtypicaltours | Skype: vietnamtypicaltours
Email: vietnamtypicaltour@gmail.com

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Từ một thung lũng hoang vu ở độ cao hơn 1.000m so với mặt biển, hồ Tuyền Lâm đã được cải tạo thành điểm nghỉ mát lý tưởng của vùng cao.Hồ nằm cách Ðà Lạt 5km, gọn gàng giữa rừng thông mênh mông và dòng suối tía huyền thoại. Mùa khô ở vùng này kéo dài 6 tháng, không một hạt mưa, nhưng lòng hồ vẫn đầy ắp nước. Mặt hồ quanh năm xanh biếc, hiếm khi có sóng lớn. Rừng thông ba lá phủ kín những ngọn núi, quả đồi quanh đó, trải ngút ngàn tầm mắt. Tất cả cùng hòa quyện, vẽ nên bức tranh thiên nhiên yên tĩnh, thanh bình và thơ mộng lạ kỳ. Ai đến thăm Ðà Lạt cũng ghé Thiền viện Trúc Lâm để từ trên đỉnh núi Phượng Hoàng phóng tầm mắt về phía đông nam, chiêm ngưỡng thắng cảnh nổi tiếng được tạo bởi bàn tay con người này.
Có người dành cả ngày để du ngoạn trên hồ, tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ và sự tĩnh lặng quý báu. Trên bờ, khách có thể tìm hiểu những nét văn hóa của các dân tộc thiểu số nam Tây Nguyên với thịt nướng, cơm lam, rượu cần, đốt lửa trại; tham gia lễ hội cồng chiêng; ngắm nhìn những tác phẩm điêu hkhắc gỗ; thư giãn trên những ngôi nhà sàn, nhà dài lộng gió; bắn cung và thám hiểm rừng sâu.
Cùng với trò chơi hóa trang thành các chàng trai, cô gái miền sơn cước, du khách thường rất hứng thú với các hoạt động thể thao nhẹ nhàng như bóng đá một gôn, bóng chuyền trên cát, nhà dù, câu cá, cưỡi voi, cưỡi ngựa. Hiện có 5 con voi đã thuần dưỡng đang sống tại khu du lịch Tuyền Lâm và khu dã ngoại Ðá Tiên. Nhiều loại thú hoang mất dấu nhiều năm nay đã quay về như khỉ, sư tử mặt đỏ cùng nhiều động vật khác sống thành đàn. Năm 2001, có gần 100 nghìn khách tham gia các tour du lịch trên hồ, khoảng 15% là du khách quốc tế, chủ yếu là khách châu Âu. Họ thường chọn những chương trình thám hiểm rừng sâu để quan sát chim thú và ghi âm những âm thanh của núi rừng. Vào xuân, hồ Tuyền Lâm lấp lánh màu ngọc bích, tô đậm thêm nét thơ mộng, lãng mạn của Ðà Lạt vốn đã xinh tươi.
Để tới Hồ Tuyền Lâm, ta theo quốc lộ 20, lên đèo Prenn, qua khỏi thác Ðatanla rẽ về phía trái chừng hơn 1km, băng qua những rừng thông ngút ngàn, du khách sẽ bắt gặp Hồ Tuyền lâm xanh biếc và đầy vẻ quyến rũ.
Với diện tích mặt nước khoảng 350ha, hồ Tuyền Lâm được tạo thành bởi dòng suối Tía.
Tên hồ không biết có tự bao giờ và do ai đặt, nhưng có lẽ cũng do xuất phát từ khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ ở đây mà tên gọi ấy đã sống mãi. Ðó là nơi gặp gỡ giữa sông, suối và cây rừng.
Năm 1982, để đảm bảo nước tưới cho hàng trăm ha lúa của huyện Ðức Trọng, Nhà nước đã cho xây dựng đập ngăn nước tại đây. Năm năm sau, công trình được hoàn thành và đã dần dần trở nên một điểm tham quan, du lịch không thể thiếu đối với nhiều người. Với mặt nước mênh mông quanh co dưới chân những ngọn núi nhấp nhô, trùng điệp, ở mỗi khúc quanh, non nước trời mây hình như luôn biến đổi. Nơi này là rừng thông non, nơi kia là non cao với lớp lớp ngàn thông thẳng tắp. Tuyền Lâm ! thật đúng là non xanh nước biếc, phong cảnh hữu tình.Vào những ngày đẹp trời, dùng canô hay thuyền buồm du ngoạn trên mặt hồ, du khách sẽ được chiêm ngưỡng tận mắt những đồi thông xanh mởn, xen giữa là những cụm rừng già và những sườn đồi thoai thoải, soi bóng xuống mặt hồ. Trước khung cảnh ấy, lòng ta như bâng khuâng, đồng thời lại có cảm giác như vừa trút bỏ được hết những vướng bận của bụi trần để bước chân vào chốn thần tiên.
 
Chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty Du lịch Đặc Trưng Việt
Điện thọai: (+84) 974 861 652
Yahoo: vietnamtypicaltours | Skype: vietnamtypicaltours
Email: vietnamtypicaltour@gmail.com
Khu du lịch rừng tự nhiên Bằng Tạ nằm trên một quả đồi thấp, thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội 65km về phía Tây, cách khu du lịch Ao Vua 14km và hồ suối Hai 3,8km.
Với số lượng động thực vật phong phú, Bằng Tạ không chỉ là địa danh thu hút khách đơn thuần mà còn là nơi bảo tồn, phục hồi hệ sinh thái đa dạng và nghiên cứu thiên nhiên, động vật hoang dã. Tổng diện tích toàn bộ khu du lịch là 26,5ha, trong đó riêng diện tích rừng nguyên sinh hơn 17ha.
Bằng Tạ là rừng nguyên sinh gồm 4 tầng cây khép kín tán. Hiện tại, khu vực Bằng Tạ có các loài chim lặn, hạc, cắt, sếu, bồ câu, cu cu, sả, gõ kiến, sẻ và các loài bướm… Trong rừng nguyên sinh hiện có trên 200 con khỉ, sống theo từng bầy đàn…
Đến với rừng nguyên sinh Bằng Tạ, du khách có thể thuê xe bò kéo, cưỡi ngựa hoặc đi bộ chứ không được phép đi các loại động cơ. Đây là điều rất độc đáo của khu du lịch này. Trong tương lai, khu rừng này sẽ được trồng thêm nhiều loài lan quý như hoàng thảo, địa lan, lan hài…, nuôi thả bán tự nhiên thêm một số loài động vật như nai, hoẵng, lợn rừng, hươu sao, hổ, báo, gấu, linh trưởng… để du khách có thể thỏa sức ngắm nhìn và tìm hiểu cuộc sống của các loài thú hoang dã.
Phía Bắc của rừng là đầm Long, một hồ nước rộng mênh mông được cải tạo thành các hồ sen, tạo cảnh quan môi trường tự nhiên hấp dẫn. Đầm Long là nơi cư ngụ của các loài động vật, bò sát như cuốc, bìm bịp, tắc kè, thằn lằn, kỳ đà họ rắn nước, rắn hổ chúa…Đầm Long không phù hợp lắm với người lớn nhưng lại rất phù hợp với các bé.

Sau khi tham quan rừng nguyên sinh, du khách có thể ra bơi thuyền quanh đầm, thả câu hoặc chèo thuyền tới các khu nhà nổi giữa đầm… Quanh bờ đầm Long là những rặng tre, nơi các loài chim về đậu và làm tổ.
Đến với Bằng Tạ du khách sẽ có cơ hội được hít thở bầu không khí trong lành, dạo chơi cùng những loài vật yêu quý, thưởng thức các đặc sản của vùng rừng núi Ba Vì hay tham quan một quần thể làng của dân tộc Mường với nhiều nhà sàn và các hoạt động văn hóa sinh động như đốt lửa trại, uống rượu cần, nghe ca múa nhạc dân tộc…
Nếu ai đó có nhu cầu dã ngoại, sẽ được cung cấp lều bạt, và được hướng dẫn tận tình khu cắm trại và đốt lửa trại. Trong quần thể khu du lịch này cũng xây dựng một khu chợ quê dùng làm nơi giao lưu văn hóa các dân tộc, bán hàng thổ cẩm, phục vụ đặc sản văn hóa ẩm thực.

Chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty Du lịch Đặc Trưng Việt
Điện thọai: (+84) 974 861 652
Yahoo: vietnamtypicaltours | Skype: vietnamtypicaltours
Email: vietnamtypicaltour@gmail.com

Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

Các di tích tiêu biểu đã trở thành chứng tích lịch sử, ghi lại trận chiến oanh liệt của quân và dân Việt Nam.
1. Di tích lịch sử hang Thẩm Púa
Nằm ở xã Chiềng Sinh, huyện Tuần Giáo, hang Thẩm Púa là địa điểm đầu tiên đặt Sở chỉ huy tiền phương của Bộ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ. Đường đi vào hang nhỏ hẹp với nhiều sườn dốc. Từ cửa hang, du khách có thể phóng tầm mắt ra những quả đồi mướt màu xanh của nếp nương hay những khung cảnh thiên nhiên hoang sơ.
Hang đá có vẻ đẹp tự nhiên và còn khá nguyên vẹn với lòng hang rộng, có chỗ cao tới 10 mét và có nhiều các phiến đá to, phẳng như mặt bàn đã bị phủ rêu phong theo thời gian. Chính tại hang này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh mặt trận phổ biến lệnh tác chiến bí mật với phương án "đánh nhanh thắng nhanh" và dự định ngày nổ súng là 20/1/1954. Hang này được người dân địa phương trìu mến gọi là "hang ông Giáp". Ngoài ra, hang Thẩm Púa còn chứa đựng nhiều giá trị khảo cổ, với những hiện vật được chứng minh đây là nơi sinh sống của con người thời tiền sử.
2. Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ
Cơ quan đầu não của chiến dịch nằm trong một khu rừng nguyên sinh thuộc xã Mường Phăng, cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 27km. Tại đây Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng với các tướng lĩnh chỉ huy đã đưa ra những chỉ thị, mệnh lệnh tấn công có tính chất quyết định đến thắng lợi của từng trận đánh, mà đỉnh cao là lệnh tổng công kích trên toàn mặt trận dẫn đến chiến thắng lịch sử lừng lẫy ngày 7/5/1954.
3. Hầm chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
Hầm chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được xây dựng kiên cố với mái vòm bằng sắt, ván gỗ và nhiều bao cát, hàng rào thép gai hay những bãi mìn dày đặc bao bọc xung quanh. Bốn góc của hầm là 4 xe tăng và phía tây là trận địa pháo bảo vệ. Căn hầm dài 20 mét, rộng 8 mét được chia làm 4 ngăn là nơi làm vệc và nghỉ ngơi của tướng De Castries cùng Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Tại nơi này, tướng De Castries cùng toàn bộ chỉ huy quân Pháp đã bị bắt sống vào chiều 7/5/1954, lá cờ quyết thắng đã được cắm trên nóc hầm, kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ. Hiện nay, hầm vẫn còn giữ nguyên vẹn cấu trúc và cách sắp xếp của căn hầm trước kia.
4. Trung tâm đề kháng Him Lam
Được coi là cánh cửa thép có nhiệm vụ bảo vệ khu trung tâm, án ngữ con đường huyết mạch từ Tuần Giáo vào Điện Biên Phủ. Đây là trung tâm đề kháng kiên cố nhất của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, do một đơn vị thiện chiến của quân đội Pháp đóng giữ. Tuy nhiên, cứ điểm này đã bị quân đội Việt Nam tiêu diệt trong trận mở màn chiến dịch và đây cũng là nơi chứng kiến tấm gương hy sinh của liệt sĩ Phan Đình Giót, người đã hy sinh thân mình lấp lỗ châu mai.
5. Đường kéo pháo
Nói về những dấu tích lịch sử trong chiến dịch Điện Biên Phủ, không thể không kể đến tuyến đường kéo pháo đã trở thành huyền thoại trong lịch sử dân tộc. Đây là con đường kéo pháo bằng tay độc đáo bậc nhất trên thế giới, thể hiện ý chí sắt đá của nhân dân Việt Nam trong chiến dịch. Những người dân với lòng yêu nước, quyết tâm đã cùng bộ đội dùng những dụng cụ thô sơ như cuốc, xẻng, búa... để mở tuyến đường trên những sườn núi quanh co hiểm trở để kéo pháo vào trận địa. Cũng trên con đường này, liệt sĩ Tô Vĩnh Diện đã hy sinh thân mình để cứu pháo.
6. Di tích đồi A1
Đây là một điểm cao có vị trí quan trọng bậc nhất trong hệ thống 5 quả đồi phía Đông bảo vệ trung tâm Mường Thanh, quân đội Pháp bố trí nhiều binh lực, hỏa lực, có công sự kiên cố, vững chắc với nhiều ổ súng máy hiện đại. Do nằm ở vị trí đắc địa, dễ quan sát nên nơi đây đã trở thành một cứ điểm khó tấn công.
Dù mở 4 đợt tấn công liên tục nhưng chỉ đến ngày 6/5/1954, quân đội ta mới phá sập được hệ thống hầm ngầm và hoàn toàn chiếm được đồi. Trận tiến công cứ điểm đồi A1 là một trong những trận đánh oanh liệt nhất của quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
7. Di tích nhà tù Lai Châu
Nằm ở phường Sông Đà, thị trấn Mường Lay, Điện Biên, nhà tù được xây dựng vào năm 1901 và được thực dân Pháp đưa vào sử dụng đến năm 1953. Di tích nhà tù Lai Châu là nơi ghi dấu tội ác của thực dân Pháp xâm lược. Nơi đây được gọi là "trại giam địa đạo" vì trại giam này ngay cạnh khu nghĩa địa, khi có phạm nhân nào trốn trại bọn chúng liền đem ra nghĩa địa xử bắn và chôn luôn. Đây còn được ví như địa ngục trần gian, chỉ có lối vào chứ không có lối ra.
Di tích nhà tù đã trở thành phế tích nằm trong lòng hồ thủy điện Sơn La. Hiện nay, di tích này được tái hiện trong Bảo tàng Điện Biên.

Chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty Du lịch Đặc Trưng Việt
Điện thọai: (+84) 974 861 652
Yahoo: vietnamtypicaltours | Skype: vietnamtypicaltours
Email: vietnamtypicaltour@gmail.com
Rời xa cuộc sống nhộn nhịp, ồn ào của nơi thành thị, Công Ty Du lịch Đặc Trưng Việt xin giới thiệu đến các bạn một địa điểm nghỉ ngơi lý tưởng sau những ngày làm việc căng thẳng. Đó là Đảo Bình Ba ở Khánh Hòa.
Ấn tượng đẹp nhất về Bình Ba chắc chắn là biển. Nơi đây có 3 bãi biển với những đặc điểm khác nhau. Bãi Nhà Cũ nhỏ, yên bình, cát rất trắng và sạch. Du khách nghỉ ngơi ngắm trời ngắm đất, cảm nhận cát và nước biển xô vào người sau thời gian vừa bơi vừa lặn ngắm san hô.
Rộng, đẹp, bao la, nhiều sóng nhất ở Bình Ba là bãi Nồm. Đến đây, khách thường phải đi xe máy. Địa điểm này được chắn hai đầu bởi hai cánh cung núi cao, khó có gì tuyệt vời hơn với du khách khi được nhảy sóng, hóng gió, nghịch cát dưới cái nắng, gió, sóng, cát nguyên sơ, hoang dã.
Gần nhà dân, bình yên nhất trong 3 bãi tắm là bãi Chướng. Sóng ở bãi biển này lặng nên là địa điểm lý tưởng cho những trò chơi trên biển như bóng nước, thi bơi ban ngày và đốt lửa trại, lắng nghe tiếng rì rào của biển ban đêm.
Một khoảnh khắc thú vị không thể bỏ qua ở Bình Ba là ngắm hoàng hôn. Không gian này sẽ mang đến cho bạn một trải nghiệm tuyệt vời cho sự lãng mạn và nỗi cô đơn nhưng ấm áp. Đó là điểm cuối của một con đường trên đảo, hai bên không có sim mua mà chỉ cỏ may. Lớp lớp ráng chiều đổ lên từng tầng cỏ may cao, trắng bạc đang phất phơ trong gió.
Đứng giữa đám cỏ may nhìn về phía Tây, mặt trời dần dần chìm sau những hòn đảo xa, có hai con thuyền bồng bềnh thả neo trên biển, không tiến, không lùi. Khó có nỗi cô đơn nào lại đẹp như thế.
Đến với Bình Ba, chúng ta khó có thể bỏ qua trải nghiệm đi tàu vòng quanh đảo, lặn ngắm san hô và ăn trưa trên bè nuôi tôm hùm.
Không thể bỏ qua trải nghiệm đi xe máy trên khắp những con đường vắng trên đảo. Không gian ở Bình Ba rộng lớn, hoang sơ, hoang vu. Ngút tầm mắt đôi khi chỉ có gió và cỏ cây. Đứng trên mỏm đảo xa nhất, trên đầu là mặt trời, dưới chân là biển, trước mặt là gió là cảm nhận gần gũi nhất của 2 từ “tự do”.
Ở Bình Ba không thể không nhắc đến đồ ăn, chính xác hơn là hải sản. Buổi sáng, cô chủ nhà cho chúng tôi ăn no lẩu cua, cá để “có sức đi chơi”.
Món ăn đặc trưng khác ở Bình Ba không thể thiếu tôm hùm. Ăn miếng tôm hùm nướng thơm, ngọt, dai, trong một đêm trăng trên đảo giúp du khách cảm nhận được hương vị sảng khoái.
Rời Bình Ba, tạm biệt sự nồng hậu của những người dân trên đảo, khách du lịch nhất định đều đã mang về những ngụm nước biển lỡ uống khi lặn ngắm san hô, ấn tượng không thể phai mờ về cảnh sắc trời, biển, về gió, nắng, sóng nơi này.  Đặc biệt nhất là đồ ăn. Bạn đừng quên mang về những con tôm hùm to, cá biển tươi ngon và những con ốc ngon nhất vì Bình Ba luôn sẵn sàng dành cho bạn những điều tuyệt vời

Chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty Du lịch Đặc Trưng Việt
Điện thọai: (+84) 974 861 652
Yahoo: vietnamtypicaltours | Skype: vietnamtypicaltours
Email: vietnamtypicaltour@gmail.com

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Những điểm bạn nên dừng chân ở Ninh Thuận
Gốm Bàu Trúc
Bàu Trúc là địa danh nổi tiếng với sản phẩm gốm Chăm, thứ gốm lạ lùng chỉ nung bằng lửa rơm, chẳng cần lò, chẳng cần men, lạ hơn là toàn do phụ nữ nặn vuốt bằng cách đi giật lùi quanh bàn nặn chứ không dùng bàn xoay. Tưởng đã tuyệt duyệt nhưng với sự giao thương và bùng nổ của kinh tế mà khách du lịch, giới nghệ sĩ, các chủ nhà hàng… bỗng nhận ra vẻ đẹp độc đáo, mà từ đó ghé thăm, đặt hàng, giữ lại được cái tên
Cũng như ở nhiều địa phương khác ở miền Trung và Nam, người Chăm Ninh Thuận theo chế độ mẫu hệ, vì thế không phải là điều lạ lùng khi thấy những đàn ông Chăm bế con để vợ làm lụng việc nặng. Dạo chơi trong làng Bàu Trúc thú vị ở cảnh xem nặn gốm, ngắm nghía mẫu mã lạ lùng của các loại bình, lọ, đồ mỹ nghệ, nhưng hơi bất tiện ở chỗ gốm là thứ cồng kềnh, dễ vỡ, nhìn món nào cũng thích song thật khó chọn được một món mang về làm kỷ niệm.
Tháp Chăm
Ninh Thuận được biết tới như nơi ít mưa nhất Việt Nam, trời lúc nào cũng khô khát. Cũng như khi đi thăm tháp Pklong Gia Rai, hầu hết các đoàn du khách đều ngẩn ngơ trước vẻ đẹp hoàn mỹ của tháp, song cũng choáng váng vì bầu trời nắng lửa bao trùm ngọn đồi. Đã mấy trăm năm tháp đứng im lìm dưới nắng như vậy, mang trong lòng biết bao bí ẩn của một nền văn hóa đã từng phát triển rực rỡ nơi này. Tháp Pklong Gia Rai có lẽ xứng đáng được coi là ngọn tháp đẹp vào bậc nhất trong hệ thống tháp Chăm cổ còn lại trên khắp Việt Nam.
Đồi cát
Kề sát bên thành phố Phan Rang là đồi cát Nam Cương, tuy không nổi tiếng bằng cồn cát Mũi Né của tỉnh Bình Thuận nhưng lại đẹp ở sự hoang vu, vắng lặng đến không ngờ. Đâu phải ai cũng có thể lên được, bởi phải đi theo những con đường nhỏ, xuyên qua vườn xoài, ruộng lúa, men theo những hàng rào trồng đầy xương rồng gai mới có thể tìm được lối tiếp cận chân đồi cát.
Nhưng đã lên rồi thì phải ngẩn ngơ trước vẻ đẹp kỳ ảo do những đường nét vẽ nên từ cát. Những hình khối uốn lượn nhấp nhô về chân trời, đường viền mềm mại, vệt cát chảy được tạo ra từ gió và mưa… lúc nào cũng có sức hút với ống kính máy ảnh. Chẳng phải vô cớ mà lâu lâu lại có vài đoàn nhiếp ảnh tới đây sáng tác, và tác phẩm hay bắt gặp trong các triển lãm chính là cảnh người phụ nữ đội thúng, dắt bò, lũ trẻ tung tăng.. chạy trên đồi cát. Thật ra tất cả đều là sắp đặt, bởi lũ bò chẳng khi nào tự nhiên đi lên đồi cát làm gì, song vẫn mang tới cho cuộc đời những hình ảnh thú vị đậm chất địa phương.
Thành phố Phan Rang
Thủ phủ của tỉnh, thành phố Phan Rang nhỏ nhắn, đi xe máy vài chục phút là biết hết các con đường, ở đó tưởng như không có gì nhiều để khám phá nhưng càng ở lâu càng thấy thú vị. Một hội quán người Hoa tĩnh lặng ngay góc trung tâm, sặc sỡ bích họa ngay ở khuôn cổng. Một tiệm cơm gà đã có tiếng từ trước giải phóng. Một rạp chiếu phim có lẽ 30 năm chưa hề thay đổi. Cái gì cũng nhỏ nhắn, bình lặng, có vẻ không hợp lắm với những đoàn khách trẻ song lại tỏa ra sức hút với những trái tim ưa sự bình yên.
Vịnh Vĩnh Hy
Vịnh Vĩnh Hy là một thắng cảnh nổi danh của mảnh đất miền Trung. Bản thân vịnh đã đẹp, cảnh sắc trên đường đi càng thú vị, từ cánh đồng muối trắng ngút ngàn cho tới những xưởng hấp cá cơm tíu tít người làm dưới nắng, rồi những đầm nước in bóng núi đá lô xô. Rất dễ dàng để liên hệ chiếc tàu đáy kính đi thăm vịnh và tha hồ ngắm san hô, cá… trong quá trình tàu di chuyển. Bữa ăn trưa sẽ được phục vụ trên các doi cát với đủ thứ đặc sản biển: ốc, mực, tôm, cầu gai…

Chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty Du lịch Đặc Trưng Việt
Điện thọai: (+84) 974 861 652(+84) 974 861 652
Yahoo: vietnamtypicaltours | Skype: vietnamtypicaltours
Email: vietnamtypicaltour@gmail.com

Uốn lượn theo con đường dọc biển gần 60 km, xuyên qua hằng hà sa số những bãi cát trắng nở đầy những bông hoa xương rồng hồng, những bông hoa cúc biển vàng bò lan trên mặt cát, biển xanh lấp lánh ánh mặt trời buổi sớm. Tiếng sóng vỗ ì oạp, làn gió mang hơi nước mặn mòi thổi tung mái tóc rối quẩn quanh. Sau hơn một tiếng đồng hồ đùa với nắng và gió, bãi Dài Cam Ranh đã chạy song song.
Nếu đi từ sân bay đến Cam Ranh đến bãi Dài, khoảng cách ước chừng chưa đầy 10 km, nhưng để chạy từ thành phố Nha Trang thì quãng đường là hơn 25 km. Từ Nha Trang, bạn có thể thuê một chiếc xe máy với giá 120.000 đồng/ ngày để xuống chơi Cam Ranh trong ngày hoặc hôm sau mới về. Con đường đi dễ tìm vì chạy theo đường ra sân bay Cam Ranh
Nghe danh về một vịnh Cam Ranh vẫn còn mang nguyên vẻ đẹp hoang sơ, ai cũng háo hức chạy về phía biển. Từ trên đường quốc lộ đã có thể nhìn thấy được khu vịnh cong hình bán nguyệt trải dài đến cả chục km với cát trắng mịn và làn nước xanh trong soi bóng mây trời. Những bước chân trần lướt nhanh trên cát. Sóng biển vỗ về, những chiếc thuyền mong manh dập dềnh, hàng dừa thẳng tắp và dường như không có lấy một thanh âm của động cơ ngoài tiếng gió, tiếng sóng vỗ ngoài xa khơi. Khu vịnh gần như khép kín với ba mặt là biển, quanh năm chan hòa nắng ấm, bầu trời xanh trong tạo cho mặt vịnh một màu xanh nước biển trong suốt, dễ chịu.
Từ quốc lộ, rẽ bất cứ đoạn rẽ nào cũng ra đến biển, nằm cách đó chừng vài trăm mét. Qua những cồn cát, biển vỗ sóng rì rầm phía bên kia. Bãi cát dài phẳng lặng không có một vết chân người qua lại. Cát ở đây nghe nói được dùng để làm thủy tinh, trắng và mịn, thoai thoải ra biển xa. Vài dây muống biển bò loang trên mặt cát, nở những bông hoa tim tím dịu dàng. Càng đi xa, bãi biển càng như trải rộng ra trước tầm mắt, những ghềnh đá với những hình thù kỳ lạ nằm chồng chất.
Có rất nhiều bãi tắm nhỏ xinh xắn được những tảng núi đá hai bên bao bọc tạo thành những vũng nhỏ an toàn với làn nước trong vắt. Sau một hồi nghịch ngợm với sóng nước và lặn biển ngắm san hô, không có gì thú vị bằng được nằm dài trên cát, dưới bóng mát của những tán dừa, lắng nghe tiếng sóng đều đặn không ngừng nghỉ, tào lao dăm ba câu chuyện trên trời dưới biển. Nhớ mang theo đồ ăn thức uống để có một chuyến picnic thú vị trên bãi vắng cả ngày. Cứ thế cho đến tận khi hoàng hôn buông mành, ánh hồng nhạt của buổi chiều tà biến cả vùng vịnh thành một màu hồng quyến rũ và mặt trời bị biển cả nuốt chửng mới trở lại với làng chài.
Bãi Dài với vài ba chục nóc nhà của làng chài đơn giản, những người dân hồn hậu đón khách như đón một người thân từ nơi xa về thăm. Thay vì chọn một nhà nghỉ cách đó khá xa, hãy xin vào nghỉ lại nhà dân để cùng hưởng cuộc sống đời thường giản dị nơi xóm chài.
Bữa tối đặc biệt thú vị vì được thưởng thức đồ hải sản tươi sống do bác chủ nhà chuẩn bị ngay bên ngoài bãi cát trong đêm trăng sáng. Trên sạp tre, đồ ăn ngon lành và nhiều món. Cam Ranh nổi tiếng với tôm hùm Bình Ba, sò huyết đầm Ô Long. Đặc biệt là món gà chỉ, miếng gà mềm, nóng hổi, bốc khói, ngọt đậm đà. Nghe nói món gà chỉ mới xuất hiện từ vài năm nay nhưng đã trở thành món ẩm thực được ưa thích tại Cam Ranh với cách chăn thả gà ngay trong vườn nhà.
Ánh trăng sáng vằng vặc soi tỏ những con thuyền bập bềnh xa xa, một đêm thật yên bình trong ngôi nhà đơn sơ, giản dị.
Hai ngày một đêm lang thang trên vịnh trôi qua thật nhanh, ai cũng trở lại Nha Trang với tâm trạng nuối tiếc. Mong một ngày trở lại với bờ biển xinh xắn để nghỉ ngơi và hưởng một quãng ngắn thời gian trong tĩnh lặng của đất trời.

Chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty Du lịch Đặc Trưng Việt
Điện thọai: (+84) 974 861 652(+84) 974 861 652
Yahoo: vietnamtypicaltours | Skype: vietnamtypicaltours
Email: vietnamtypicaltour@gmail.com

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

Nếu Quý khách đang có ý định đi du lịch những ngày lễ 30/4-1/5, Du Lịch Đặc Trưng Việt xin chia sẻ vài “kinh nghiệm du lịch ngày lễ ” để Quý khách có chuyến đi thật sự vui tươi, thoải mái, tiết kiệm.
Kinh nghiệm du lịch 30/4-1/5 đầu tiên là đặt chỗ sớm chừng nào tốt chừng đó. Việc đặt chỗ (booking) Tour lễ trước sẽ giúp cho Quý khách tiết kiệm được số tiền không ít. Nếu Quý khách là “tín đồ” du lịch thì việc đặt Tour sớm sẽ giúp cho Quý khách có thêm cơ hội sở hữu Tour du lịch tiếp theo nhờ vào số tiền đã tiết kiệm được qua các lần đặt Tour tích lũy.

Việc đặt Tour du lịch lễ 30/4-1/5 sớm cũng giúp cho Quý khách chủ động, sắp xếp được thời gian đi, về, sắp xếp công việc và tránh tình trạng bị “chặt chém” vào giờ chót.
Nếu Quý khách đi Tour xa, nên có kế hoạch trước về vấn đề lưu trú. Tốt hơn hết, hãy tìm một đơn vị lữ hành uy tín và để họ lo cho Quý khách khoản này.
 
Việc đặt vé máy bay (nếu Tour Quý khách có sử dụng), nếu Quý khách không có nhiều thời gian để “săn vé máy bay giá rẻ” hãy nhờ việc đó cho đơn vị lữ hành vì họ có thể booking giá tốt cho Quý khách thậm chí bay trong ngày lễ, nhờ vào yếu tố “sớm”.
Kinh nghiệm du lịch 30/4-1/5 thứ hai là sự thận trọng. Nếu Quý khách đi theo Tour đoàn, Quý khách yên tâm đã có Hướng dẫn viên du lịch hướng dẫn cho Quý khách nên và không nên mua đồ ăn, thức uống, quà tặng… ở chỗ nào. Tuy nhiên, thường các Tour ghép đoàn, Quý khách có những giờ tự do mua sắm, hãy cẩn thận “hỏi giá trước khi mua hoặc sử dụng dịch vụ”.

Đối với những Quý khách đi du lịch biển, hãy bảo đảm Quý khách được trang bị đầy đủ áo phao trước lúc xuống nước và chắc chắn chỗ bơi của Quý khách không quá xa bờ, có dòng chảy ngược, xoáy hoặc đá ngầm v.v… Hãy quan sát kỹ trước khi quyết định chọn địa điểm bơi, tránh bơi ra quá xa, vượt quá khu vực an toàn cho phép. Đối với Quý khách du lịch rừng núi, hãy đảm bảo mang giày thể thao, giày leo núi, bảo vệ bàn chân của Quý khách tránh sâu bọ, rắn, rít có thể tấn công. Hãy đem theo 1 tuýp kem chống muỗi vì ở rừng thường rất hay có muỗi đốt.
Kinh nghiệm du lịch 30/4-1/5 thứ ba là sự chuẩn bị chu đáo. Hãy nói rằng Quý khách đã chuẩn bị chu đáo trước khi vác ba lô lên thực hiện hành trình du lịch 30/4-1/5. Chuẩn bị áo ấm, khăn choàng khi đi Sapa, giày leo núi, giày thể thao nếu có ý định chinh phục “nóc nhà Đông Dương”, nón rơm, dép lê, kem chống nắng nếu đi biển Nha Trang, Vũng Tàu, Mũi Né…, khăn choàng cổ nếu lên Đà Lạt, máy chụp hình nếu muốn chụp lại những khoảnh khắc, hình ảnh đẹp trong suốt cả chuyến đi v.v...
Quý khách không quen tàu xe, hãy chuẩn bị 1 ít thuốc say tàu xe. Tất nhiên đơn vị lữ hành sẽ chuẩn bị cho Quý khách về khoản này. Tuy nhiên, Quý khách cũng nên mang theo chúng để phòng bị bên cạnh thuốc cảm, đau bụng, rối loạn tiêu hóa hoặc thuốc đau dạ dày v.v..

Nếu Quý khách có dẫn theo con nhỏ, nhớ chuẩn bị tã, khăn ướt, hộp thuốc mini và quần áo cần thiết cho trẻ đủ cho chuyến đi.
Kinh nghiệm du lịch 30/4-1/5 thứ tư là sự tính toán trước, chuẩn bị tinh thần trước. Thường những ngày nghỉ lễ đa số du khách đổ xô đi du lịch, về quê… rất nhiều. Vì thế để tránh tình trạng kẹt xe, lỡ chuyến đi, Quý khách có thể xuất phát sớm hơn dự định một chút.

Chỉ trừ những vật dụng, đồ đạc thật cần thiết cho chuyến đi, Quý khách nên mang hành lý gọn, nhẹ, dễ di chuyển để có thể dễ dàng và thoải mái trong suốt cả chuyến đi.

Nếu Quý khách có thời gian đợi tàu, xe quá lâu, hãy chuẩn bị 1 cuốn sách hoặc sạc pin điện thoại thật đầy để có thể đọc sách, xem phim giải trí trong thời gian chờ đợi.
Kinh nghiệm du lịch 30/4-1/5 cuối cùng là sự tiên đoán sự việc. Thông thường, nếu Quý khách đi du lịch theo Tour thì giá Tour đã bao gồm Bảo hiểm du lịch. Việc mua Bảo hiểm du lịch thực tế là mua sự an tâm cho Quý khách mỗi chuyến đi.

Hãy chuẩn bị “phương án 2” trong trường hợp Quý khách bị kẹt xe, lỡ chuyến hoặc đến điểm du lịch không như mình mong đợi. Tốt hơn hết, hãy để những việc này cho các đơn vị lữ hành lo liệu vì hơn ai hết, họ có kinh nghiệm trong vấn đề này hơn Quý khách.

Hãy bảo đảm nhà cửa của Quý khách an toàn hoặc có người trông coi trong thời gian Quý khách đi du lịch.
Du lịch Đặc Trưng Việt vừa tổng hợp và chia sẻ vài kinh nghiệm du lịch 30/4-1/5 để Quý khách có chuyến đi thú vị, thoải mái. Chúng tôi có kinh nghiệm về hướng dẫn du lịch Tour đoàn, Tour ghép ngày thường và cả ngày lễ. Hãy gọi cho chúng tôi nếu Quý khách tin tưởng và có ý định du lịch 30/4-1/5 năm nay. Hiện chúng tôi đang có các Tour du lịch ngày lễ 30/4-1/5 rất hấp dẫn,mời quý khách gọi số  (+84 4) 3722.8767 - (+84) 984.326.723 (+84 4) 974.861.652 để được tư vấn và đặt Tour.

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

Chùa Sùng Bảo thuộc xã Xuân Dục (Mỹ Hào - Hưng Yên) vốn rất nổi tiếng với truyền thuyết tượng đất hóa vàng. Đây còn là ngôi chùa có một cái giếng thiêng từng bị tướng giặc Cao Biền trấn yểm hòng chặn long mạch của nước ta.

Bí ẩn một truyền thuyết
Thầy Thích Tuệ Hạnh – Trụ trì chùa Sùng Bảo cho biết một truyền thuyết nổi tiếng phố Hiến liên quan đến bức tượng vàng huyền bí như sau. Ngày xưa, các mục đồng đi chăn trâu ở Xuân Dục thường dùng đất ở bãi chăn thả trâu để nhào nặn thành các pho tượng. Họ dùng lá chuối khô hoặc rơm rạ dựng thành những túp lều nhỏ để chơi đồ hàng. 

Vào một đêm mưa gió, sấm sét vang rền trời, cả một vùng đất rộng lớn đều kinh hãi. Hôm sau, khi trời quang đãng, người dân lại dắt trâu bò ra bãi thì bất ngờ phát hiện pho tượng nặn bằng đất của các mục đồng đã hóa thành vàng ròng. Thấy sự lạ, người dân đã thỉnh mời các cao tăng thời đó đặt tên cho bức tượng là Đức Phật Bà Đồng Quân và mang vào chùa Sùng Bảo để thờ. Từ đó đến nay, những câu chuyện nửa hư nửa thực liên quan đến bức tượng này cứ thế lan xa. Có chuyện kể việc vua Đinh Tiên Hoàng đánh giặc ngang qua chùa vào thắp hương cầu khấn. Phật Bà Đồng Quân đã phù hộ cho vua đại thắng dù lúc đó, lực lượng của vua Đinh Tiên Hoàng so với giặc như trứng chọi đá.

Người dân địa phương lại có tục thờ Phật Bà Đồng Quân để phù trợ mùa màng tốt tươi. Thầy Thích Tuệ Hạnh cho hay, ngày xưa khi mương máng tưới tiêu nội đồng chưa có, hạn hán liên miên, người dân đã lập đàn cầu mưa và rước tượng Phật Bà Đồng Quân từ chùa Sùng Bảo đi xung quanh đồng ruộng để cầu mưa. Các cao niên xác nhận, bao giờ cũng thế khi rước tượng xong là trời đổ mưa cho ruộng đồng ngập nước. Thế nhưng, số phận tượng vàng Phật Bà Đồng Quân cũng lắm gian truân. Theo người dân, dăm lần bảy lượt tượng vàng bị kẻ gian đánh cắp.

Cao Biền bất lực trấn yểm giếng long mạch 
Các cao niên cho hay, ở thôn Xuân Bản sát chùa Sùng Bảo có chiếc giếng cổ hàng nghìn năm tuổi. Chiếc giếng hiện nay vẫn còn khá nguyên vẹn và là nguồn nước cho cả làng sinh hoạt. Điều kỳ lạ là chiếc giếng cổ này lúc nào nước cũng trong mát và không bao giờ cạn. Tướng giặc phương Bắc Cao Biền – vốn nổi danh với những bùa chú trấn yểm, trong lần đi xem long mạch các vùng giáp thành Đại La mới phát hiện một mạch phát vương có tia năng lượng rất mạnh. Đó chính là chiếc giếng cổ của thôn Xuân Bản. Sau rất nhiều ngày tính toán để triệt hạ long mạch của giếng nhưng đều bị thất bại, cứ mỗi lần Cao Biền vứt bùa xuống giếng thì đều bị nguồn nước sủi tăm cuốn trôi bùa ngải. Vì thế, người dân địa phương thường gọi giếng cổ này là giếng Sủi. 

Trao đổi với chúng tôi, đại diện chính quyền xã Xuân Dục, ông Phan Bính Tân - Bí thư Đảng ủy xã cho hay: “Nước trong giếng không bao giờ cạn là sự thật. Còn việc nước sủi bọt nhiều là một hiện tượng. Khi hiện tượng chưa giải thích được thì người ta thường hay thần thánh hóa. Sau này, khi chúng tôi mời chuyên gia về khảo sát thì phát hiện khí metan dưới đó đã tạo ra hiện tượng sủi bọt”.

Cây đề của nhà ái quốc
Người quản lý khu di tích cách mạng Nguyễn Thiện Thuật ở xã Xuân Dục cho biết, liên quan đến chùa Sùng Bảo còn có cây đề cổ thụ của nhà ái quốc Nguyễn Thiện Thuật - lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy nổi tiếng. Cây đề đóng vai trò là “vọng gác” để nghĩa quân của Nguyễn Thiện Thuật theo dõi động tĩnh cũng như từng đường đi nước bước của kẻ thù. Theo bà con địa phương, cây đề cổ thụ hiện nay đã được công nhận là cây di sản. Cây đề gắn liền với chùa Sùng Bảo, với người anh hùng Nguyễn Thiện Thuật nên ngoài ý nghĩa lịch sử cần gìn giữ và bảo vệ, nó còn mang ý nghĩa tâm linh mà cả làng đều tin rằng có thần linh ngự trị. Suốt những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, bao nhiêu lần làng bị pháo cày đạn xới, nhưng cây đề vẫn bình yên đứng đó, không một cành một lá nào bị rơi do bom đạn cả. Điều đó khiến dân làng tin rằng, cây đề là nơi quy tụ của thần linh và cả sự bảo vệ của nhà ái quốc Nguyễn Thiện Thuật nữa. 

Hiện nay, tại khu tưởng niệm danh tướng Nguyễn Thiện Thuật, hiện vật liên quan đến vị danh tướng này cũng được trưng bày đầy đủ để khách tham quan có thể hiểu rõ về sự nghiệp và cuộc đời hoạt động của người anh hùng. Theo người quản lí di tích, vào năm 2005 chính quyền tỉnh Hưng Yên và các cơ quan Trung ương đã sang tận tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc đưa thi hài của cụ Nguyễn Thiện Thuật về truy điệu. 

Theo lời kể của người địa phương, thi hài của danh tướng Nguyễn Thiện Thuật khi đưa về Hưng Yên vẫn còn nguyên vẹn. Có lẽ, người Trung Quốc đã ướp thi hài cụ bằng một loại dược liệu quý giá nào đó.

“Cùng với cây đa Tân Trào, cây đào Tô Hiệu thì cây đề Nguyễn Thiện Thuật cũng được xếp là 1 trong 3 cây cổ thụ được xếp hạng Di tích cấp Quốc gia cần được bảo tồn. Chính quyền địa phương luôn quan tâm đến di tích quý giá này cùng với quần thể chùa Sùng Bảo”, ông Phan Bính Tân – Bí thư Đảng ủy xã Xuân Dục cho biết.
Bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, đến nay, huyện Sa Pa có trên 20 tổ, nhóm, câu lạc bộ phát triển nghề thêu thổ cẩm, tập trung ở các xã Trung Chải, Tả Phìn, Lao Chải, Tả Van, Hầu Thào, Nậm Sài và Thanh Kim.

Chị Thào Thị Pai chăm chú với từng mũi kim trên tấm thổ cẩm sẫm màu. Đã 5 năm nay, mỗi khi kết thúc mùa vụ, chị cùng bà con trong thôn lại tới Câu lạc bộ nghề thêu thổ cẩm xã Tả Phìn (Sa Pa) nhận hàng về thêu, góp phần tăng thu nhập. Với sự khéo léo và chăm chỉ, mỗi tháng chị Pai có thêm từ 400.000 - 500.000 đồng từ nghề phụ này. Số tiền không lớn nhưng giúp chị trang trải một phần chi phí học tập của các con. Bên cạnh việc làm sản phẩm theo đơn đặt hàng, chị cũng sáng tạo nhiều mẫu thêu độc đáo, rồi bán lẻ cho khách du lịch.

Trung tâm xã Tả Phìn là nơi tập trung khá nhiều thợ thêu thổ cẩm lành nghề. Tuy không phải là nghề chính, cho mức thu nhập cao, nhưng họ đều làm bằng tất cả sự say mê, yêu thích. Tranh thủ lúc nông nhàn, hàng trăm phụ nữ người Mông, Dao nơi đây lại tự tay thực hiện những bức thêu thổ cẩm theo mẫu sẵn có để giao cho câu lạc bộ, ngoài ra họ cũng sáng tạo thêm nhiều mẫu thêu độc đáo rồi bán lẻ cho khách du lịch. Nếu như trước đây, hội viên câu lạc bộ chỉ biết thêu thì đến nay, họ có thể hoàn thiện sản phẩm của mình bằng cách may, khâu thành những vật dụng hữu ích, như túi, khăn, ví, quần áo, mũ… Sự thay đổi tích cực này đã nâng cao giá trị sản phẩm thổ cẩm và giúp cuộc sống người làm nghề vơi bớt khó khăn.
Câu lạc bộ phát triển nghề thêu thổ cẩm của xã San Sả Hồ hiện có 117 hội viên. Chị Má Thị Sơ, Chủ nhiệm câu lạc bộ cho biết: Khi có đơn hàng, câu lạc bộ sẽ tập hợp hội viên, tùy theo khả năng, hội viên tự nhận hàng về làm theo mẫu, đến hẹn thì giao hàng, rồi nhận tiền công. Hiện, 50% hội viên đã sắm được máy khâu, phục vụ làm nghề.

Bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, đến nay, huyện Sa Pa có trên 20 tổ, nhóm, câu lạc bộ phát triển nghề thêu thổ cẩm, tập trung ở các xã Trung Chải, Tả Phìn, Lao Chải, Tả Van, Hầu Thào, Nậm Sài và Thanh Kim. Dù giá trị kinh tế đem lại từ nghề thổ cẩm là không lớn, nhưng hoạt động của các mô hình này đã giúp Sa Pa bảo tồn, phát triển nghề thêu thổ cẩm một cách tích cực. Bên cạnh nghề thêu thổ cẩm của dân tộc Mông, Dao, gần đây nghề thêu thổ cẩm truyền thống dân tộc Xa Phó cũng được lưu giữ, phát triển tại tổ, nhóm thêu thổ cẩm. Tham gia câu lạc bộ hoặc tổ, nhóm phát triển nghề thêu thổ cẩm, hội viên không chỉ được hỗ trợ học nghề, kỹ thuật, nguyên - phụ liệu, mà còn được tạo việc làm, tiêu thụ sản phẩm. Với cách làm này, một lượng lớn lao động tại chỗ của địa phương đã có việc làm, cải thiện cuộc sống.

Bà Hà Thị Lân, Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Sa Pa cho biết: Nâng cao hơn nữa giá trị kinh tế từ nghề thêu thổ cẩm truyền thống là mục tiêu mà Sa Pa đang hướng tới. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nên lượng sản phẩm tiêu thụ giảm sút đồng thời thổ cẩm địa phương lại chịu sự cạnh tranh của các mặt hàng nhái, kém chất lượng bày bán tràn lan trên thị trường, việc giải quyết đầu ra cho sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, các tổ, nhóm, câu lạc bộ phát triển nghề thêu thổ cẩm còn yếu trong hoạt động. Đa phần, các câu lạc bộ chưa chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ, chủ yếu nhờ sự giới thiệu của tổ chức hoặc liên kết với doanh nghiệp du lịch. Việc “bị động” như vậy khiến hội viên thường thiếu việc làm, câu lạc bộ chỉ hoạt động tích cực khi có đơn hàng. Ngoài ra, do cơ sở vật chất hạn chế, hội viên tự nhận hàng về nhà làm, khâu quản lý chất lượng thêu, hướng dẫn kỹ thuật cho chị em chưa được thường xuyên, kịp thời, nên không ít trường hợp hội viên làm không đúng kỹ thuật, bị trả lại sản phẩm hoặc không giao sản phẩm đúng thời gian, ảnh hưởng tới chất lượng lô hàng, mất niềm tin với đối tác.

Lưu giữ nghề truyền thống là cách làm du lịch bền vững mà nhiều địa phuơng trong cả nước đang thực hiện. Nghề thêu thổ cẩm của các dân tộc huyện Sa Pa đã và đang có những bước đi phù hợp để thích ứng, tồn tại, phát triển. Tuy nhiên, để nghề truyền thống này phát triển hơn nữa, rất cần sự quan tâm, hỗ trợ từ các nhà đầu tư.
Người Nùng có mặt ở Hà Giang từ rất sớm, tập trung nhiều ở các huyện: Xín Mần, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Vị Xuyên. Dân tộc Nùng hiện nay còn bảo lưu được nhiều nét văn hóa, phong tục tập quán truyền thống, tiêu biểu là tục cúng Thần Rừng.

Thần Rừng tiếng Nùng gọi là ‘‘Đông Chứ’’. Trong quan niệm của người Nùng thì Thần Rừng được coi là một vị thần linh thiêng che chở cho dân làng trong cuộc sống hằng ngày. Thậm chí khi trong nhà có người bị ốm, gia đình đó phải mổ một con gà và làm một mâm cơm cúng trên sàn nhà và mời Thần Rừng đến chứng giám, phù hộ cho người thân của họ mau chóng khỏi bệnh.
Hiện nay, một số thôn bản người Nùng của tỉnh Hà Giang đều có một khu rừng cấm riêng, trong khu rừng này, mọi người dân trong thôn bản đều ý thức được những điều cấm kỵ như: Không được chặt cây, lấy củi, nói bậy, săn bắt thú, làm việc xấu, hoặc đại tiểu tiện trong rừng... Nhân dân địa phương vẫn còn lưu truyền rất nhiều câu chuyện ly kỳ về những cá nhân đã vi phạm vào điều cấm kỵ bị Thần Rừng trừng phạt. Những điều cấm kỵ đó cho dù không được quy định trong các hương ước của thôn bản nhưng mọi người đều biết rất rõ và có ý thức tuân thủ.
Lễ cúng thần rừng được tổ chức hằng năm vào ngày 30 tháng Giêng và ngày mùng 2 tháng 7 âm lịch. Đồng bào lập đàn cúng dưới gốc cây cổ thụ nhất trong khu rừng cấm. Lễ vật cúng là lợn, gà, sau khi mổ xong sắp nguyên cả con (chưa qua chế biến) cùng với tiết và nội tạng bày lên mâm cúng. Trên mâm cúng có 12 chiếc chén, 12 đôi đũa và 12 chiếc bát. Người Nùng quan niệm: con số 12 tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Để chuẩn bị cho lễ cúng, người Nùng còn phải chuẩn bị các lễ vật: 1 con lợn, 1 con gà trống, 1 nồi cơm cúng, 1 chai rượu, các hộ gia đình khi đi dự lễ mang theo 1 bó hương, 1 thếp giấy bản, kèm theo 1 gói cơm nắm, 1 chai rượu, 1 chén, 1 bát và 1 đôi đũa để ăn cơm khi buổi lễ kết thúc.
Sau khi chuẩn bị xong đồ lễ cúng, thầy cúng lấy những thệp giấy bạc do bà con dân bản mang đến gấp đủ 12 quân giấy bạc - tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Các quân giấy bạc này trông như con thuyền, dùng để thay cho những đồng tiền trước đây, gọi là ngân khố.
Xưa kia, trong mỗi dịp tổ chức lễ cúng Thần Rừng thì mỗi gia đình chỉ có 1 người nam giới đại diện cho gia đình đến tham dự. Tuy nhiên hiện nay, người Nùng không còn quan niệm phân biệt nam hay nữ khi đến dự lễ cúng Thần Rừng mà cả nam và nữ đều được mời đến tham dự.
Thầy cúng thắp 5 nén hương, sau đó mời các vị thần linh về dự lễ cúng của dân làng. Đại ý: ‘‘Hôm nay, ngày lành tháng tốt, mời 4 phương của núi rừng, tôi thay mặt dân làng mời thần linh chốn rừng cao nhất... mong các thần phù hộ cho chúng tôi không bị ốm đau bệnh tật, hoạn nạn bỏ qua, những gì khó khăn tránh xa người dân... cầu cho mùa màng tốt tươi...’’
Thầy cúng phải mời đủ 5 lần như vậy. Sau đó mới đưa lễ lên cúng, tiếp theo mọi người chuẩn bị giúp thầy cúng xới cơm, mời Thần Rừng ăn cơm. Người Nùng quan niệm, sau khi ăn no đủ Thần Rừng sẽ quay trở về nơi cũ. Vì vậy, lúc này thầy cúng phải thực hiện một nghi lễ nữa, đó là cúng một bài đưa tiễn Thần Rừng về. Kết thúc buổi lễ, thầy cúng cùng mọi người quây quần bên nhau để hưởng lộc, ăn cơm tại nơi cúng.

Như vậy, ngoài ý nghĩa tín ngưỡng thông thường mang đậm nét văn hóa của cư dân nông nghiệp, tục cúng Thần Rừng của người Nùng còn mang một ý nghĩa nhân văn hết sức sâu sắc, đó là ý nghĩa giáo dục nhân dân tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống xung quanh con người... Với ý nghĩa như vậy, tục cúng rừng của người Nùng ở nước ta nói chung và ở Hà Giang nói riêng là một trong những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp cần được bảo tồn và phát huy giá trị.

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Từ ngày 5 – 9/4/2014, tại khu du lịch Thiên đường Bảo Sơn (Hà Nội), Hội Nhà báo Việt Nam sẽ phối hợp với Tổng cục Du lịch và một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Mùa Xuân tôn vinh văn hóa dân tộc 2014” nhằm tôn vinh giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc, đồng thời kỷ niệm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội đền Hùng. Đây cũng là dịp để du khách tham gia vào các hoạt động văn hóa cộng đồng, đặc biệt là văn hóa đồng bằng Bắc Bộ.;

Trong khuôn khổ chương trình, nhiều hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc sẽ được tổ chức như: lễ khai mạc hội chợ hàng Việt (sáng 5/4) với lễ phát động “Chương trình truyền thông Việt đồng hành cùng doanh nghiệp” và khởi bay khinh khí cầu treo logo của các doanh nghiệp; lễ hội hàng Việt (5 – 9/4) với 100 – 150 gian hàng trưng bày sản phẩm của các làng nghề truyền thống, hàng tiêu dùng, các sản phẩm văn hóa du lịch phục vụ nhu cầu khách tham quan; triển lãm bản lĩnh doanh nghiệp Việt thời hội nhập cung cấp thông tin về các sản phẩm và dịch vụ tiêu biểu của các đơn vị qua giao thương hàng hóa.

Nổi bật trong các hoạt động là chương trình khởi dựng không gian văn hóa Việt với các khu: ẩm thực chợ quê trình diễn và bán các sản phẩm ẩm thực đặc trưng của các vùng miền (bánh chưng, bánh giò, bánh gai, bắp nướng, bắp luộc, chè hạt sen, trái cây…); làng nghề các vùng miền, nơi du khách có thể tham quan và mua các sản phẩm; khu trò chơi dân gian đặc trưng của các vùng miền (đu tiên, ném còn, tổ tôm điếm, múa rối, cờ tướng, cờ người, kéo lửa nấu cơm thi…); lễ hội văn hóa cộng đồng (hội thả chim, hội thả diều, hội chợ, hội thư pháp, lễ rước đám cưới chuột, lễ hội dân gian đường phố…); trình diễn và giới thiệu một số loại hình văn hóa dân gian (rối nước, rối cạn, thư pháp, hát xoan, hát xẩm, ca trù, chèo, múa hát hầu đồng…), đặc biệt là hình ảnh, không gian văn hóa của Hà Nội và đền Hùng – Phú Thọ; hội thi bánh chưng bánh giầy tái hiện lại sự tích Lang Liêu dâng bánh lên Vua Hùng thứ 6; lễ dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng…

Bên cạnh các hoạt động văn hóa, du lịch, trong những ngày diễn ra chương trình “Mùa Xuân tôn vinh văn hóa dân tộc 2014” còn có các hoạt động hướng thiện như: huy động sức mạnh truyền thông từ các cơ quan báo chí và các tầng lớp xã hội để tổ chức các hoạt động kêu gọi từ thiện trên các sản phẩm báo chí; tổ chức lễ cầu an và thả đèn hoa đăng tại Hồ tâm linh…, trong đó điểm nhấn là đêm nghệ thuật “Khát vọng mùa Xuân” gây Quỹ Nhân ái ủng hộ trẻ em nghèo hiếu học vào 20h00 ngày 9/4 tại sân khấu đa năng Thiên đường Bảo Sơn với sự tham gia của các nghệ sỹ nổi tiếng trong nước. Chương trình cũng sẽ chọn ra 10 người đẹp tại cuộc thi Hoa hậu Ảnh Ms AdAsia 2013 và công bố người đẹp được chọn là Đại sứ Nhân Ái của Hội Nhà báo Việt Nam tham gia một số hoạt động hướng thiện do Hội tổ chức. 

Chương trình “Mùa Xuân tôn vinh văn hóa dân tộc 2014” là dịp để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp du lịch, làng nghề, các nghệ nhân có dịp giao lưu, giới thiệu sản phẩm cho du khách trong dịp kỷ niệm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng 2014. Qua chương trình, Ban Tổ chức sẽ huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội, các doanh nghiệp ủng hộ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hướng tới thành lập Quỹ Nhân ái thuộc Hội Nhà báo Việt Nam. Thành công của chương trình sẽ tạo tiền đề để tổ chức thường niên sự kiện này trong những năm tiếp theo.
Tối ngày 27/3 đã diễn ra Lễ Khai mạc Ngày hội du lịch Tp. Hồ Chí Minh lần thứ 10 năm 2014 tại Khu B Công viên 23/9 (Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh).

Ngày hội du lịch Tp. Hồ Chí Minh năm 2014 diễn ra từ ngày 27/3/2014 đến ngày 30/3/2014 được tổ chức bởi Sở VH - TT&DL TP.HCM phối hợp với Cục Công tác phía Nam - Bộ VH - TT&DL cùng Hiệp hội du lịch TP.HCM.

Tại lễ hội có khoảng 150 gian hàng về du lịch văn hóa thuộc các doanh nghiệp vận chuyển, du lịch lữ hành, khu nghỉ mát, các hãng hàng không trong và ngoài nước, các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch đến từ 39 đơn vị tỉnh và thành phố.

Lễ hội du lịch năm nay được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú như Liên hoan tôn vinh thương hiệu Du lịch Việt, giao lưu, bình chọn và tôn vinh những thương hiệu du lịch Việt Nam uy tín và Liên hoan "Giọng hát vàng Du Lịch Thành phố Hồ Chí Minh" lần 10 với nhiều chủ đề ca ngợi quê hương, đất nước con người và danh lam thắng cảnh gắn với du lịch trong suốt thời gian diễn ra lễ hội. Cũng trong thời gian này, Ban tổ chức lễ hội cũng thực hiện các chương trình triển lãm, giới thiệu sản phẩm, hình ảnh du lịch và các hoạt động văn hóa, văn nghệ phong phú, hấp dẫn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và giải trí của người dân.

Các gian hàng được sự quan tâm hưởng ứng của khách tham quan

Kết hợp tại ngày hội, các doanh nghiệp du lịch lữ hành cũng thực hiện việc giới thiệu các gói du lịch hấp dẫn vào các thởi điểm trong năm đồng thời tung ra các chính sách khuyến mãi nhằm tạo sự hấp dẫn cũng như thu hút khách tham quan.

Đây là một sự kiện truyền thống của ngành du lịch thành phố trải qua 9 năm hình thành và phát triển. Chính vì vậy, thông qua sự kiện lần thứ 10 này hứa hẹn sẽ thúc đẩy phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận, tăng cường mối quan hệ hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh thành trong cả nước. Đồng thời thể hiện sự đầu tư mạnh mẽ không ngừng nghỉ của ngành du lịch Việt Nam nói chung và Tp. Hồ Chí Minh cùng các tỉnh lân cận nói riêng. Từ đó quảng bá hình ảnh con và văn hóa dân tộc Việt Nam ngày càng rộng lớn hơn trong và ngoài nước.
Theo đánh giá của cơ quan quản lý về du lịch huyện Sa Pa, trong quý I năm 2014, lượng khách du lịch đến với Sa Pa tăng so với cùng kỳ năm 2013. Tổng lượng khách đến Sa Pa du lịch 3 tháng đầu năm 2014 đạt 133.864 lượt, trong đó, khách quốc tế là 27.098 lượt; khách du lịch đến Sa Pa tăng là do thời tiết dịp đầu năm rất thích hợp cho việc đi du lịch.

Bên cạnh đó, huyện Sa Pa đã tổ chức được nhiều lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc, nên đã thu hút được du khách tham gia các chương trình du lịch.

Dự kiến trong qúy II năm 2014, khu du lịch Sa Pa sẽ đón 268.000 lượt khách, trong đó, lượng khách nội địa được dự đoán sẽ tăng cao bởi người dân tham gia các loại hình du lịch nghỉ hè, nghỉ lễ 30/4 và 01/5.

Để chuẩn bị đón khách du lịch trong thời gian tới, các cơ quan chức năng huyện Sa Pa đã tiến hành kiểm tra, thẩm định các dịch vụ lưu trú, lữ hành trên địa bàn huyện; hướng dẫn các gia đình làm du lịch cộng đồng ở xã Bản Hồ, Lao Chải, Tả Van, Tả Phìn chuẩn bị tốt các điều kiện đón khách.
Ngày 26/3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đi thăm và làm việc chuẩn bị xây dựng Dự án Khu Du lịch Năng Cát ở xã Trí Nang, huyện Lang Chánh, Tỉnh Thanh Hóa.

Cùng đi có đại diện lãnh đạo Ban Dân tộc, các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài chính, Giao thông - Vận tải, Tài nguyên và Môi trường.

Trước khi làm việc với huyện Lang Chánh, đồng chí Phạm Đăng Quyền cùng đoàn công tác đã đi khảo sát thực tế tại Khu Du lịch Năng Cát ở  xã Trí Nang, Di tích lịch sử chùa Mèo ở xã Quang Hiến.

Theo báo cáo của lãnh đạo huyện Lang Chánh, Khu Du lịch Năng Cát nằm ở chân núi Chí Linh, xã Trí Nang, ở độ cao 650 m so với mực nước biển, cùng hệ sinh thái đa dạng, phong phú. Trong Khu Du lịch Năng Cát có thác Ma Hao đã được UBND tỉnh công nhận di tích thắng cảnh cấp tỉnh, có một bản người Thái đen và dấu tích đền thờ Lê Lợi. Khu Du lịch Năng Cát không có lũ lớn vào mùa mưa, nhiệt độ trung bình vào mùa hè dao động từ 15 đến 19 độ và được ví như Đà Lạt thu nhỏ. Đặc biệt, làng Năng Cát có 124 hộ, với 576 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào Thái đen sinh sống còn giữ nguyên bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo. Thác Ma Hao vẫn còn nguyên sơ nên có khả năng xây dựng thành khu du lịch sinh thái, gắn với du lịch tâm linh. Ngoài ra, nguồn nhân lực lao động tại chỗ phục vụ cho du lịch tương đối dồi dào với trên 50% số dân trong độ tuổi lao động. Để phát huy lợi thế trên, năm 2011 huyện Lang Chánh đã xây dựng đề án bảo tồn bản sắc văn hóa làng Năng Cát. Hiện nay, huyện đã vận động người dân trong làng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, đặc biệt là gìn giữ nhà sàn và các nghề truyền thống. Thời gian qua,  huyện đã hỗ trợ cho người dân trong làng đi tham quan, học tập kinh nghiệm  làm du lịch tại huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Gắn với tua du lịch này, huyện còn có Khu di tích lịch sử cấp tỉnh chùa Mèo ở xã Quang Hiến. Đây là ngôi chùa cổ được xây dựng vào thời Nguyễn, hiện đang là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài tỉnh. Tiềm năng du lịch là vậy, tuy nhiên hiện nay khu du lịch vẫn chưa được đầu tư các công trình phụ trợ, như: con đường mòn dài gần 700 m vào khu du lịch, nhà hàng,  khách sạn, nhà nghỉ, công trình nước sạch, công trình vệ sinh....

Cuối năm 2013, Khu du lịch thắng cảnh Ma Hao và làng Năng Cát đã được UBND tỉnh thống nhất chủ trương cho quy hoạch xây dựng  Khu Du lịch Năng Cát và giao cho Viện Quy hoạch và Kiến trúc tỉnh phối hợp với UBND huyện Lang Chánh tiến hành lập quy hoạch. Đến nay, Viện Quy hoạch và Kiến trúc đã xây dựng xong các bước xác định nhiệm vụ quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết.

Sau khi nghe các ý kiến thảo luận của các ngành và huyện Lang Chánh, phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí  Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đăng Quyền nhấn mạnh: tiềm năng phát triển du lịch ở Khu Du lịch Năng Cát rất lớn. Với lợi thế về khí hậu lý tưởng, đồng chí đề nghị huyện phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần nghiên cứu quy hoạch vùng để đưa các loại cây trồng, vật nuôi cho giá trị kinh tế cao vào sản xuất, trên cơ sở gắn với du lịch sinh thái; tích cực quảng bá  hình ảnh về tiềm năng, thế mạnh du lịch. Tích cực đấu mối với các ngành có liên quan để hỗ trợ nguồn vốn xây dựng tuyến đường giao thông từ bản Năng Cát đi khu nuôi thử nghiệm cá hồi, cá tầm nước lạnh đã được UBND tỉnh phê duyệt... Về triển khai đề án xây dựng phát triển Khu Du lịch Năng Cát, đề nghị huyện Lang Chánh, Viện Quy hoạch và Kiến trúc tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan sớm hoàn thành quy hoạch trình UBND tỉnh.
Chuyên trang du lịch nổi tiếng của Anh Rough Guides gần đây đã bình chọn những đất nước sau đây là nơi có nền văn hóa ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới, trong đó có Việt Nam.

1. Italy: Đứng đầu danh sách là ẩm thực Ý. Từ các món ăn đặc trưng như mì ống, pizza tới cách chế biến các thực phẩm thông thường như cá, thịt... món ăn Ý đều mang đến hương vị tuyệt vời của sự tinh tế.

2. Thái Lan: Vị trí thứ hai thuộc về Thái Lan. Vị cay nóng đặc trưng từ ớt, sả tươi hay lá chanh là hương vị không thể quên cho bất kỳ du khách nào đã từng thưởng thức món ăn Thái.

3. Ấn Độ: Hương vị mạnh mẽ cùng màu sắc ấn tượng là điều khiến mọi người nhớ tới ẩm thực Ấn Độ. Bên cạnh đó, sự kết hợp độc đáo giữa vị cay của ớt và vị ngọt béo của dừa trong hầu hết món ăn cũng là điều thú vị của món ăn Ấn Độ.

4: Nhật Bản: Tươi ngon tuyệt đối, trình bày hoàn hảo, ẩm thực Nhật có những món ăn đứng vào hàng "thượng phẩm" trên thế giới.

5. Việt Nam: "Ẩm thực Việt Nam pha trộn hoàn hảo giữa sự tinh tế của châu Á và nét cổ điển của ẩm thực Pháp" - đánh giá được hầu hết mọi người ủng hộ này đã đưa Việt Nam lọt top 5 nền ẩm thực giá trị nhất thế giới.

6. Trung Quốc: Đất nước Trung Hoa rộng lớn có vô số món ăn ngon cho bạn thưởng thức. Sự đa dạng hương vị của các loại bánh bao, các loại trà và gia vị là điều dễ hấp dẫn bạn ngay lần đầu tiên tới đây.

7. Pháp: Những chiếc bánh hảo hạng nhất chỉ có thể được tìm thấy ở Pháp, sự ngọt ngào ấy đã đưa Pháp đến với vị trí thứ 7 trong danh sách này.

8. Indonesia: Đất nước Indonesia thật may mắn khi sở hữu cảnh quan thiên nhiên tuyệt diệu cùng nền văn hóa ẩm thực phong phú đa dạng và thú vị bậc nhất thế giới.

9. Mexico: Từ món burritos truyền thống tới món thịt sốt ớt cay xé lưỡi, sự kết hợp độc đáo của các loại gia vị và màu sắc hấp dẫn khiến đồ ăn Mexico có sức hấp dẫn khó cưỡng.

10. Singapore: Tôm say rượu, cua sốt ớt, cà ri laska... chỉ cần nhắc vài cái tên thôi là ai cũng muốn tới quốc đảo này ngay lập tức để thưởng thức chúng.

11. Tây Ban Nha: Có rất nhiều "tín đồ" của ẩm thực Tây Ban Nha trên toàn thế giới. Từ món khai vị tapas nhiều màu sắc đến món cơm thập cẩm paella hấp dẫn, bất kì món ăn đặc sắc nào đến từ nền ẩm thực này cũng khiến bạn phải "nuốt nước miếng" khi chiêm ngưỡng.

12. Thổ Nhĩ Kỳ: Bánh mì Doner Kebab, một trong những món ăn đường phố được yêu thích nhất thế giới là niềm tự hào của người Thổ Nhĩ Kỳ. Đất nước xinh đẹp này còn có nhiều món ăn độc đáo chờ bạn khám phá.

13. Anh: Thật ra, ẩm thực cổ truyền Anh không quá đặc sắc với một vài nguyên liệu quen thuộc như cá, thịt cừu và khoai tây. Ngày nay, cánh cửa hội nhập đã mang tới Anh nhiều món ăn ngon, góp phần đưa Anh có mặt trong danh sách các nền ẩm thực hấp dẫn trên thế giới.

14. Lebanon: Quốc gia nhỏ bé vùng Trung Đông nổi tiếng với những món hải sản tươi ngon cùng trái cây ngọt ngào. Điều đó mang lại niềm hào hứng cho bất kì ai từng khám phá ẩm thực nơi đây.

15. Malaysia: Ẩm thực Malaysia thu hút bởi sự phong phú trong nguyên liệu và hương vị. Đây cũng là một điểm du lịch được đánh giá cao.